Sàn(G) Chữ Việtnam 300
Thời gian đầu ở đây, khi nào cần cho tên, tôi đều nói: tên tôi là A-N-V-I, họ là H-O-A-N-G. Sau một thời gian, tôi nghĩ nếu tôi đọc tên tôi lên sau đó đánh vần nó, có thể giúp ích người nghe một chút. Thế là, câu trả lời trên biến thành: tên tôi là Anvi, A-N-V-I, họ là Hoang, H-O-A-N-G. Họ đọc Anvi không được, tôi nói: Envy cũng OK.
Thật ra, tôi đã là may mắn làm rồi. Tên khá dễ đọc, và đẹp (cả trăm người khen tên tôi như thế), không phải đổi. Có nhiều người Việtnam có tên mang ý nghĩa xấu khi đọc lên bằng tiếng Anh. Ví dụ, Dung (cứt), Bích (nghe như bitch là chữ chửi thề chó đẻ), và các tên Phục, Phúc, Phát, Phú, đều nghe như fuck cũng là chữ chửi thề đụ má. Những người này hầu hết đổi tên và lấy tên tiếng Anh. Hoặc họ chỉ lấy tên tiếng Anh để dùng hàng ngày nhưng giữ tên cũ trên giấy tờ. Hoặc có người lấy chữ viết tắt làm thành tên hàng ngày và giữ tên Việtnam trên giấy tờ, như: Phục Quang Phan thành P.Q. Phan. Bạn bè gọi là PQ, giấy tờ từ văn phòng bác sĩ là Phuc Phan, nhưng bác sĩ, y tá đều gọi là PQ.
Vì những rắc rối như trên mà cha mẹ gốc Việt khi đặt tên con cũng phải suy nghĩ: lấy tên Việtnam nào dễ đánh vần dễ đọc, hay lấy hẳn tên Mỹ.
Nói chung, có nhiều con đường đi khác nhau cho một cái tên Việtnam trên đất Mỹ. Quyết định này khó hay dễ, giữ cái gì bỏ cái gì, là tuỳ cách suy nghĩ của mỗi người.
Cám ơn bạn chia sẻ. Ở Việtnam, nếu giữ được tên Việtnam thì tốt. Bạn nghĩ xem, người Việtnam trong nước đọc được cả trăm tên nước ngoài. Chả lẽ người nước ngoài không đọc được một cái tên Việtnam! Không phải đến lúc họ phải học sao?
Cái tên Việt trên đất Mỹ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh cho dễ dàng trong việc giao tiếp. Thế nhưng , còn ở đất Việt Nam thì nên giữ cái tên cho đúng, không cần đổi thành nửa Việt nửa nước ngoài…một ngày rảnh việc, sau ít năm sử dụng tiếng Anh giao tiếp với khách hàng nên tự tiện đổi tên trên các mạng xã hội thành nửa Việt nửa nước ngoài với lý do cho dễ đọc, dễ gọi, dễ nhớ.
Đọc xong bài của cô thấy ô hay sao mình dễ dãi thế – lọ mọ vào sửa sai, đổi tên lại cho đúng – vì còn đang ở Việt Nam. Ở Việt Nam thì dùng tiếng Việt!