Quá trình dàn dựng vở opera Chuyện Bà Thị KínhThe Tale of Lady Thị Kính

lighting-0
Lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ… Todd Hensley ngồi giữa, áo đỏ, đang làm việc tại IU Opera Theater. © Anvi Hoàng

—– Read the English version —–

Một vài tuần trước khi mở màn vở opera Chuyện Bà Thị Kính/The Tale of Lady Thị Kính, nhà thiết kế ánh sáng Todd Hensley đã có mặt tại IU Opera và cật lực làm việc. Tôi có một buổi phỏng vấn rất ngắn với ông hôm qua, thứ Hai ngày 3 tháng 2 năm 2014. Ngắn nhưng cũng đủ để thuyết phục các bạn về những điều thú vị trong khía cạnh thiết kế ánh sáng của The Tale of Lady Thị Kính mà mọi người sắp được thưởng thức trên sân khấu vào ngày 7, 8, 14 và 15 tháng 2 năm 2014.

Mục đích ông muốn đạt được trong việc thiết kế ánh sáng cho vở opera là gì?

Vở opera này đặc biệt ở chỗ chúng tôi tiếp cận hơi khác một chút. Trong nhiều vở opera, ánh sáng  được dùng để che dấu một thứ gì đó, ví dụ như bộ phông màn cũ, người ta chỉ chiếu sáng một phần, còn thì để chúng trong bóng tối cho người ta tưởng tượng.

Trong vở opera này cách tiếp cận của chúng tôi là lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ. Chúng tôi đã có phông cảnh và trang phục tuyệt đẹp. Ánh sáng có nhiệm vụ là hòa hợp các yếu tố và phơi bày tất cả mọi thứ trên sân khấu. Đây không phải là cách tiếp cận thông thường đối với một vở opera, nhưng đối với vở này, nhóm thiết kế chúng tôi cho rằng phông cảnh và trang phục phối hợp rất ăn ý với nhau cho nên ánh sáng nên kết hợp chúng lại để tạo ra một bức tranh duy nhất.

Các bức tường tre sẽ giống như là khung của bức tranh, một khi chúng di chuyển đến vị trí của mình. Tất nhiên về mặt cấu trúc chúng có giá trị như một phần kiến trúc trên sân khấu để tạo ra hình thể, nhưng tôi thì xem chúng như những cái khung hình. Thế là bạn có những bộ trang phục rực rỡ trong nền phông vẽ, được đóng khung bởi những bức tường tre. Tôi cũng dùng nhiều ánh sáng trắng là màu mà tôi cũng ít khi dùng tới. Nhưng ở đây, điều tôi muốn đạt được là làm sao làm nổi các màu sắc tươi thắm của trang phục trên nền phông cũng rực rỡ sắc màu để chúng hòa hợp trong một bức tranh.

lighting-1
© Anvi Hoàng
lighting-2
© Anvi Hoàng

Ánh sáng giúp tạo ra không gian nhiều chiều trên sân khấu như thế nào?

Mục đích của chúng tôi là làm cho mọi người thấy được một bức tranh như nhau cho dù góc nhìn của họ di chuyển từ trái qua phải qua giữa. Chúng tôi làm được điều đó bằng cách dùng nhiều đèn chiếu từ nhiều góc vào một điểm, và nhiều đèn từ hai bên cánh sân khấu để chiếu sáng góc cạnh hai bên của ca sĩ. Đó là cách chúng tôi làm cho họ nhìn sống động, nhiều chiều trên sân khấu. Cho dù là chúng tôi lấy cảm hứng từ tranh vẽ [Đông Hồ], chúng tôi không thể chỉ chiếu sáng phía trước làm cho mọi thứ phẳng lì. Như thế sẽ không đáp ứng được đòi hỏi của khán giả. Chúng tôi càng chiếu sáng nhiều, ví dụ chiếu sáng áo quần, chiếu sáng các màu sắc rực rỡ của lụa và các nếp gấp nếp rũ của chúng, thì chúng tôi càng có thể đưa ánh sáng vào các nếp rũ này, thì càng hay. Như thế là tạo ra con người với hình thể ba chiều trên sân khấu.

lighting-3
© Anvi Hoàng
lighting-4
© Anvi Hoàng

Ánh sáng giúp thể hiện nhân vật ra sao?

Vì dùng tranh làm cảm hứng, chúng tôi muốn tránh “ám chỉ”, tức không dùng ánh sáng để ám chỉ rằng mình ở trong nhà hay ở ngoài rừng. Chúng tôi không có tô chén hoặc cửa sổ để ám chỉ rằng mình ở trong nhà. Chúng tôi muốn tránh chuyện này hoàn toàn. Ánh sáng được dùng ở đây như một phương tiện biểu cảm cho tất cả các nhân vật. Tôi tác động vào việc thể hiện nhân vật qua màu sắc và cường độ ánh sáng – tức ánh sáng chói tới cỡ nào và gam màu ấm hay lạnh. Phải nói chúng tôi còn không màn đến chuyện ngày và đêm. Tất nhiên phải có ngụ ý ở đâu đó ví dụ trong tuần bản chẳng hạn để người ta biết là đó là một ngày nắng ấm hoặc một đêm lạnh, nhưng bạn sẽ không đi tìm ánh trăng hoặc mẩu nắng như trong các vở opera khác. Thay vào đó chúng tôi muốn bắt chước các bức tranh. Các tấm tranh, phông ở đây có những khối màu sắc thống nhất. Vì vậy, ban ngày sẽ là khối màu vàng. Đêm là màu xanh lạt. Điều này giúp ích trong việc thể hiện nhân vật ở chỗ chúng tôi phải xử lý cường độ ánh sáng. Ví dụ cảnh tư tình [của Thị Mầu] ánh sáng chủ yếu từ trên cao xuống, màu hồng trên nền phông hồng. Mọi thứ rất hòa hợp với nhau.

lighting-5
© Anvi Hoàng
lighting-6
© Anvi Hoàng

Phông cảnh ở đây đã đầy màu sắc. Ánh sáng giúp hỗ trợ thêm cho chúng như thế nào?

Tôi nhận thấy rằng phông cảnh có màu cụ thể nhưng cũng có những lớp màu khác nhau. Có phần giống các tông của màu da con người. Khi thiết kế ánh sáng cho một vở diễn, tôi thường tìm kiếm các màu da. Ở đây, hầu hết là các diễn viên da trắng và da vàng. Tôi đi tìm một tông màu chung cho họ. Các phông cảnh cũng có những tông màu như tông màu của da người vậy. Do đó tôi bật những màu khác nhau lên và phát hiện ra các tông màu mới của phông cảnh. Điều này rất hay vì như thế chúng tôi có thể nhấn mạnh vào các gam màu khác nhau tùy vào mỗi cảnh.

hensley
Hình từ schulershook.com

Theo thiết kế của ông, ánh sáng giúp đem người diễn viên đến gần với khán giả hoặc tạo ra sự kết nối giữa diễn viên với khán giả như thế nào?

Chúng tôi luôn tìm cách đem người ca sĩ đến gần với khán giả hơn. Thực hiện điều này bằng hai cách: bố cục tổng thể của sân khấu và xử lý ánh sáng chiếu vào người diễn viên. Thường thì đây là hai việc khác nhau hoàn toàn. Giống như trong một bức tranh của châu Âu: bạn có một yếu tố chính, rồi có thể yếu tố phụ thứ hai, thứ ba, thứ tư. Có nghĩa là khi tôi nhìn vào bức tranh sân khấu, tôi thấy cái này liền, rồi tôi để ý thấy cái kia, lát sau lại cái nọ. Tôi luôn tìm những điều đó trong các bức tranh: điểm tập trung thứ 1, thứ 2, thứ 3. Có thể là thứ 4. Đó là cách làm hài hòa các yếu tố, trong thực tế sân khấu, khi người ta di chuyển trong không gian ba chiều.

lighting-7
© Anvi Hoàng
lighting-8
© Anvi Hoàng

Làm việc với tre có gì vui không?

Rất dễ chịu. Chúng tôi có mấy tấm cửa bằng tre và tre tươi làm cây tre giả. Cả hai đều nhìn đẹp trên sân khấu. Đôi khi trên sân khấu người ta hay lo đến những chuyện nhỏ như: liệu cây tre mỏng có nhìn thấy rõ trên sân khấu không vì nó khá xa khán giả. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chiếu đèn lên các tấm cửa tre một chút là mọi thứ phơi bày rõ ngay.

Tôi cho rằng các tấm phông trong vở opera này là số một, được làm rất đẹp, cho dù đó là cửa tre, tấm phông vàng, tấm phông mùa Xuân và mùa Thu, tấm phông vải màu vàng (gold). Tất cả chúng đều có nhiều chi tiết tuyệt vời. Đến màn cuối với tấm phông kết thì giống như là một sự nối tiếp hoàn hảo của tất cả những gì chúng ta xem trên sân khấu cả buổi tối nay.

lighting-9
© Anvi Hoàng
lighting-10
© Anvi Hoàng

427
© Anvi Hoàng

–> Đọc bài tiếng Anh 

–> Trở về Loạt bài Quá trình dàn dựng

poster-0