Quá trình dàn dựng vở opera Chuyện Bà Thị Kính/The Tale of Lady Thị Kính

—– Read the English version —–
Phải cần 2 nhóm diễn viên bởi vì một buổi hát opera là hút hết tâm sức của diễn viên/ca sĩ opera. Do đó họ không đủ sức để hát 2 đêm liên tiếp. Cả 2 nhóm diễn viên/ca sĩ opera lần này đều hay tuyệt.
Miêu tả không khí mấy ngày hôm nay, gần đến ngày mở màn, là ‘bận rộn’ là một sự nói giảm không chính xác với thực tế chút nào. Quay cuồng đến chóng mặt, nhưng rất vui và hào hứng: đó là cảm nhận của tôi. Vì vậy tôi rất cám ơn những ca sĩ nào có thể tìm được thời gian giữa trăm công ngàn chuyện trong thế giới 5-chiều của họ mà chia sẻ một số suy nghĩ về vai diễn của mình trong Chuyện Bà Thị Kính/The Tale of Lady Thị Kính. Như sau:
Nhóm diễn 1: Friday, February 7, 2014 and Saturday, February 15, 2014.
Nhóm diễn 2: Saturday, February 8, 2014 and Friday, February 14, 2014.
Mãng Ông 1 – David Rugger


Mãng Ông 2 – David Ross Coughanour


Sùng Ông 1 – Bruno Sandes


Sùng Ông 2 – Daniel Lentz
“Những thách thức trong vai diễn của tôi là tôi phải say rượu nhưng phải làm như không say, và vẫn có thể hát với kỹ thuật tốt. Đồng thời, tôi cũng phải diễn một vai rất dễ ghét không đúng như bản chất con người của tôi. Tôi phải diễn thật sắc sảo để tạo ra một ấn tượng tốt bởi vì Sùng Ông chỉ xuất hiện rất ngắn trong vở opera. Tôi phải vừa hề mà vừa phải nghiêm chỉnh chỉ trong một cảnh ngắn.”


Sùng Bà 1 – Sooyeon Kim
“Thách thức của tôi khi diễn Sùng Bà (cũng như bất kỳ vai diễn nào trong một vở opera) là điều hòa sức lực thể chất và tinh thần để tôi không bị mệt nhoài trong giọng hát cũng như tình cảm cho đến cuối vở diễn. Tôi có khuynh hướng bị cuốn vào tình cảm của nhân vật mình diễn quá nhiều và tôi nhận ra rằng đôi khi điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của tôi.
Sùng Bà là một nhân vật đầy kịch tính và dữ dằn nhất, có nghĩa là cần một giọng hát mạnh có thể lên cao xuống thấp nhiều và la hét người khác. Vì vậy tôi cố gắng không lên gân tình cảm quá mà làm mệt giọng hát của mình, nhưng cố gắng vừa hát tốt vừa không làm mất đi nét diễn đậm đà của vai diễn trong suốt buổi opera.”


Sùng Bà 2 – Julianne Park
“Tôi diễn vai Sùng Bà. Đây là vai bà mẹ vợ ác ôn nhất người ta có thể tưởng tượng. Bà ta hét, đẩy, chửi rủa, vu cáo… Đã từng diễn những vai mà người ta cho là ‘yếu đuối’, lần này học diễn một vai dữ dằn mạnh bạo trong cả giọng hát và điệu bộ trên sân khấu và giơ vuốt ‘sư tử Hà Đông’ là một kinh nghiệm để đời. Ngoài ra, đây là diễn ra mắt lần đầu, có thể nói chúng tôi đang tạo ra một ước lệ đầu tiên. Trong lúc nghiên cứu tìm hiểu một phong cách mới mẻ, chúng tôi đã được giúp đỡ rất nhiều từ các chuyên viên luyện giọng cũng như nhạc trưởng, đạo diễn, người đệm đàn. Quá trình này là một thách thức thú vị.
Sự vất vả lớn nhất trong vai của tôi là vừa giữ được kỹ thuật hát tốt vừa đáp ứng yêu cầu phải hát lên rất cao và xuống rất thấp, mà phải hát như một người đàn bà giận giữ… Tôi phải liên tục kiểm soát bản thân để không hát quá mức hoặc đẩy quá mức, mặc dù khi nhập vai một nhân vật như thế này thì người ta có khuynh hướng làm thế. Có dịp làm việc với nhà soạn nhạc đáng mến như P.Q. Phan rất là vui. Một người tích cực, rộng lòng như ông làm cho công việc khó nhọc của chúng tôi trở nên đáng bõ công.”


Lý Trưởng 1 – Jeremy Gussin


Lý Trưởng 2 – Jerome Sibulo


Nô 1 – Lorenzo Garcia


Nô 2 – Andrew LeVan


Thị Mầu’s friends: Veronica Amandola, Natalie Weinberg, Anna Hashizume, Joan Snyder




Sư Cụ 1 – Adam Walton


Sư Cụ 2- Rafael Porto


Thiện Sĩ 1 – Will Perkins


Thiện Sĩ 2 – Christopher Sokolowski
“Thách thức của vai Thiện Sĩ là vừa phải miêu tả một nhân vật đứng đắn vừa phải tạo ra sự nối kết với khán giả. Bình thường chúng tôi đều muốn đương đầu với thách thức của việc diễn tả nhân vật theo phong cách châu Á vì nhân vật là người châu Á, nhưng ở đây nếu muốn diễn hiệu quả và làm cho câu chuyện có sự kết nối tốt với khán giả, các nhân vật phải là sự kết hợp hài hòa giữa hương sắc phương Đông và phong cách phương Tây. Nhân vật của tôi là một người thư sinh kiêu ngạo con nhà giàu, nhưng lại không phải là loại người ích kỷ kênh kiệu hư đốn kiểu như trong xã hội phương Tây của chúng tôi. Vở opera đã cho thấy địa vị xã hội là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Việt Nam, vì vậy mà sự kiêu ngạo là bản chất của nhân vật Thiện Sĩ và gia đình anh ta, và vì thế không thể tha thứ được.”


Vợ Mõ 1 – Christa Ruiz


Vợ Mõ 2 – Marlen Nahhas:
“Đối với tôi, thách thức lớn nhất trong việc diễn vai Vợ Mõ là chị ta là người rất thông minh, đáo để, và có tính cách mạnh mẽ. Rất khó vừa thể hiện tính cách đó vừa có thể hát như một ca sĩ opera. Tôi có khuynh hướng bị cám dỗ mà diễn quá đà và làm ảnh hưởng đến giọng hát của mình.”


Thị Mầu 1 – Sandra Periord


Thị Mầu 2 – Angela Yoon


Thị Kính 1 – Sarah Ballman



Thị Kính 2 – Veronica Jensen



–> Trở về Loạt bài Quá trình dàn dựng