Chống Tàu từ trong ra ngoài
—– Read the English version —–
Không có lòng tự hào để trụ ở đời, chúng ta như những linh hồn lạc lối.
Việt Nam là nước nhỏ bé tí cạnh Tàu. Đây là một lý do khiến Việt Nam đến nay vẫn bị Tàu ăn hiếp trong những trò chơi chính trị của Tàu với Nga và Mỹ. Việt Nam lại một lần nữa là con vật thí nghiệm trên bàn cờ này. Đáng buồn. Đau lòng. Giận điên. Tức hộc máu. Không gì làm nguôi ngoai được. Nhưng buồn hoặc xả tình cảm năm phút thôi. Đặt tình cảnh Việt Nam trong bức tranh thế giới, có những chuyện mình chả làm gì được. Càng suy nghĩ thì càng buồn, càng thấy phức tạp và rối rắm. Tốt hơn hết là dành sức lực nghĩ xem bản thân mỗi người Việt Nam, bản thân chính mình làm được gì để góp phần cải thiện tình hình đó, về lâu về dài. Có nhiều việc cần phải làm lắm. Cho tất cả mọi người.
Cho dù Việt Nam có đánh nhau với Tàu hay không, chiến tranh thế giới lần thứ 3 có diễn ra hay không, ai thua ai thắng, tương lai của Việt Nam ra sao, thì vấn đề làm cho Việt Nam giàu và mạnh lên, để người Việt Nam và văn hóa Việt Nam được tôn trọng hơn dưới con mắt người nước ngoài, vẫn là vấn đề chính. Việc này do người Việt Nam trong nước làm là chính. Còn tôi, một kẻ đã bỏ nước ra đi, làm được gì? Tôi tự an ủi, ít nhất tôi không xỉ vả đất nước tôi. Trong giao tiếp hàng ngày, lúc nào cũng đặt cho mình nhiệm vụ là dạy người Mỹ và người nước ngoài về đất nước và con người Việt Nam. Và như thế, tôi đã chọn cho mình một con đường. Cho bản thân mình, vì sự cứu rỗi của chính linh hồn mình. Tôi chọn cuộc chiến văn hóa.
Từng giây từng phút tôi đều phải làm những việc sau đây.
2: Tự hào là người Việt Nam.
3: Tẩy chay hàng hóa Tàu.
4: Tẩy chay văn hóa Tàu.
6: Suy nghĩ tích cực.
Phản ứng bàn ra giống như phản ứng của cha mẹ sau đây trong trường hợp con mình bị bully: con về nhà mét ba mẹ là bị thằng to xác ở trường ăn hiếp. Thay vì cha mẹ an ủi con, rồi tìm cách vận động để trường giáo dục và trừng phạt thằng bully, lại quay sang mắng thằng con là sao ngu thế, để cho người ta ăn hiếp.
Hoặc trường hợp nhà mất trộm: mấy anh chị em trong nhà quay sang chửi nhau xem ai là người phải chịu trách nhiệm, thay vì tìm cách bắt thằng trộm.
Tôi cho rằng phản ứng như trên là thuộc loại “bàn ra”, là tiêu cực, không đi đến đâu, và chỉ có hại cho mình. Nhiều người tin rằng tính tiêu cực hoặc bi quan đã nằm sẵn trong mỗi người. Mở vòi là nó phun tràn không muốn ngừng. Do đó, dồn sức lực vào chuyện than thở, buồn chán, trách móc, tranh luận, cãi vả lẫn nhau, thì càng làm càng ghiền. Phải bỏ thói bàn ra đi thôi. Phải ý thức tập luyện cho mình để vun tưới nguồn năng lượng tích cực hoặc lạc quan.
Từ năm 2004, tôi quyết định bỏ thói bàn ra tới cùng: chuyện gì mình không thay đổi được thì dẹp qua một bên. Tập trung tìm cách làm những gì mình làm được. Sau 5 năm, mỗi ngày tự nhắc nhở mình không được bàn ra, không đắm chìm vào những lo lắng vu vơ, những chuyện ngoài tầm kiểm soát của mình, tôi đã diệt được 99% tính bàn ra. Hiện tại, tôi không đủ thời gian mà viết bài để quảng cáo văn hóa Việt Nam, tôi không muốn bỏ chút năng lượng nào vào chuyện bàn ra. Như thế là tôi đang suy nghĩ tích cực.
Bàn ra càng nhiều mình càng mất năng lượng để tập trung làm chuyện mình muốn và cần làm.
(Còn tiếp)
–> Đọc bài tiếng Anh