192307092_103260221969890_5886246402363732878_n

What the Horse Eats is based on a true story of colonialism in Vietnam when Japan and France occupied the country. The ending of WWII elsewhere in the world saw its devastating effects in Vietnam. More than two million people, out of the then-population of eighteen, died of starvation. A horse-tender named Hùng (Brian Arreola), worried about the welfare of his family especially his new baby, agrees to work unpaid for a Japanese Captain to care for his beloved White Horse, all the while carrying out a risky calculation. His wife Mai (Bích Vân Nguyễn) struggles with motherly and spousal love and duty as she strives to digest roots. Holding their head high in the name of honor the best they could, the couple eventually submits to thievery to save their newborn child: Hùng steals some grains from the horse’s food. The Japanese Captain Hakida (Carl DuPont), bound to an honor code, imposes death upon the horse-tender for his action.

While many older Vietnamese these days can recall memories of a few walking skeletons on the streets of Hà Nội and countless corpses littering the countryside roads, composer P.Q. Phan remembers the ‘horse story’ above from his childhood as something his father told him many times “with the sole purpose of teaching me not to steal. It’s been with me for fifty years. I now retell it as a tale of cruelty and destruction of life caused by colonization hoping we learn to prevent its atrocity in whatever form it takes in the modern time.” 

In 2018, he collaborated with his wife Anvi Hoàng, author of the newly released book Why Do You Look at Me and See a Girl?, to create a libretto in English that aims not only to express the Vietnamese-decent background of their American self but also to make it relevant to the current social behavior of our world. 

On one level, the librettists portray the characters in proper social and political manners of their time. On another, they dissect the story from different perspectives where one can see the conflicts within each character as they make difficult decisions. Mai wishes for her child to be an honorable one, but wonders how that is possible when “war is all we have around./ Starvation is our reality/ And facing death our legacy.” As she and Hùng “cannot bend the course of life” they decide to “circle around it.”

We give up our face, trading our lives for our son’s,
With dented souls 
So we accept.

Captain Hakida is on the opposite spectrum of this mentality.

Order is honor.
Serving is honor.
Honor binds society.
Only savages have none!

And yet, he comes back to question his punishment for Hùng. “Am I inhumane to uphold my code of conduct this way?” Joining him on this soul-searching journey, the villagers echo him. 

In this opera, the villagers (Alejandra Martinez and Skyler Schlenker) have symbolic and enhanced roles. They project social and philosophical commentaries on the principal characters and on themselves. They also serve as possible reactions from the audience. Embracing some Vietnamese traditional theatrical practices, these villagers are sarcastic, sincere, and daring.

Honor, Honor, Honor.
What a beautiful concept.

… It is only a code,
And for whom to say what is honorable?
Acting like you know!

… Is there absolute justice?
Can we be saved from the cruelty and destruction we bring to ourselves?
What is fair to one can be cruel to another.

Musically, What the Horse Eats embraces cultural and operatic aspects of Japanese Kabuki, Vietnamese Sa Mạc singing and modern Western opera. Technicality aside, by creating lyrical and expressive lines for the singers, composer P.Q. Phan intends to make the opera accessible and appealing to a wider audience beyond the academic circle.

What the Horse Eats is a grand opera in aesthetic but reduced to a chamber opera idiom to raise the possibility of the work’s production and re-staging. It consists of five scenes and calls for a chamber ensemble of flute, clarinet, one percussion player, piano, string quartet, and five roles—two of which are replaceable by a chorus when available. This opera will last sixty minutes.

This opera is a significant addition and contribution to the lack of diversity in our current opera repertoire in terms of both numbers and topics. With the current trend of ethnically appropriate role casting, What the Horse Eats will create more roles and opportunities for Asian American performers to be in opera.

WHAT: What the Horse Eats chamber opera by P.Q. Phan, libretto by Anvi Hoàng and P.Q. Phan. Live-stream.

WHEN: 7PM EST Aug. 21.

WHERE: Live-streamed from the Buskirk-Chumley Theater. Bloomington IN 47408.

TICKETS: Free for the live-stream, or $5 to watch the recording for 48 hours. Get tickets and link at http://bctboxoffice.org/event/what-the-horse-eats/

MORE: Find more information about the opera at facebook.com/PQPhanopera. Find PQ Phan at https://pqphan.com. Find Anvi Hoàng at www.anvihoang.com

.

.

.

Khởi động khâu dàn dựng: Vở opera Trong Bụng Ngựa

What the Horse Eats, tựa đề tiếng Việt là Trong Bụng Ngựa, là vở opera kể một câu chuyện có thật xảy ra thời Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1945. Ở những làng quê miền Bắc, những cái xác trơ xương nằm vất vưởn ngoài đường. Người ta, cũng là những bộ xương còn sống còn đi được, gom xác chết chất lên xe cun cút đem chôn tập thể. Cả làng tiêu điều như  thành phố ma. Hơn hai triệu người Việt Nam đã chết đói. Dân số vào thời đó là 18 triệu.

Chiến tranh, nạn đói, chế độ thực dân dồn ép con người ta phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa danh dự và tình thương cho con. Một anh chăn ngựa lo lắng cho gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Anh phải nhận lời làm không công cho viên Đại Uý Nhật, chăm nom con Ngựa Trắng quý của ông ta, cùng lúc anh mang trong đầu một tính toán táo bạo. Người vợ của anh thì đang vật lộn với trách nhiệm và tình thương của người mẹ, chỉ biết gắng gượng nuốt rễ cây. Hai vợ chồng cố gắng sống mòn trong danh dự. Cuối cùng, cùng đường, họ đành chấp nhận cái nhục nhã và tàn khốc của thực tế, là lấy trộm ít thóc trong phần thức ăn của ngựa để nuôi sống đứa con mới đẻ của mình. Anh giã thóc lấy gạo, rồi đem trấu trộn với phần thóc còn lại cho ngựa ăn. Với kinh nghiệm nuôi ngựa nhiều năm, anh biết việc này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngựa. Không may, con ngựa lăn quay ra chết. 

Viên Đại Uý Nhật cai quản làng quê đó đem anh ra xử trước dân làng. Hắn cho lính mổ bụng con ngựa ra xem. Thấy bên trong có phần trấu chưa tiêu, hắn cho rằng đây là thứ giết chết con ngựa yêu quý của mình. Dựa vào điều lệ danh dự, tên Đại Uý xử anh chăn ngựa tội chết: nhét anh vào bụng ngựa và may lại.

Mầm mống câu chuyện  

Giáo sư Tiến sĩ và nhà sáng tác P.Q. Phan nhớ lại câu chuyện thuở nhỏ về con ngựa như ở trên. “Ba tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này nhiều lần. Mục đích của ông là dạy tôi không nên ăn cắp. Câu chuyện này tôi mang trong lòng 50 năm nay. Bây giờ tôi muốn kể lại nó như là một câu chuyện về sự tàn bạo và huỷ hoại cuộc sống do chế độ thực dân gây ra, hy vọng rằng chúng ta học được bài học để ngăn chặn tội ác thực dân dưới bất kỳ hình thức nào trong thời hiện đại.” Trong Bụng Ngựa do ông sáng tác phần nhạc, và tuần bản do ông và bà Anvi Hoàng viết.

Cấu trúc tuần bản

Xã hội đa dạng của chúng ta ngày nay cần có những vở opera với chủ đề phong phú hơn, cần sự hiểu biết về văn hóa hợp thời hơn, cần sự ‘góp mặt’ đầy đủ hơn của mọi người. Là những người mang trong mình cảm nhận của hơn hai nền văn hóa khác nhau, P.Q. Phan và vợ là bà Anvi Hoàng đã nhận lấy phần trách nhiệm viết tuần bản bằng tiếng Anh cho vở opera Trong Bụng Ngựa (What the Horse Eats). Anvi Hoàng là nhà văn, tác giả của cuốn sách Why Do You Look at Me and See a Girl? mới được nhà xuất bản Guernica Editions phát hành vào tháng 6 năm 2021.  

Một mặt, tuần bản của họ miêu tả các nhân vật trong đúng bối cảnh xã hội và chính trị vào thời điểm 1945. Mặt khác, họ muốn kể lại câu chuyện dưới nhiều góc cạnh khác nhau để người xem có thể thấy được những dằn xé trong mỗi nhân vật khi họ phải quyết định và lựa chọn giữa cuộc sống và cái chết, giữa danh dự – trách nhiệm – tình thương cho con, hoặc giữa công lý và tình người. 

Cuối cùng lại, kể chuyện là một công cụ giao tiếp hiệu quả và hai nhà sáng tạo muốn qua câu chuyện này vừa lột tả nguồn gốc Việt Nam trong bản thể Mỹ của mình, vừa để miêu tả hành vi xã hội nhân bản trong thế giới chúng ta đang sống ngày nay.

Theo cách diễn giải mới, Trong Bụng Ngựa nhằm nêu bật những tình huống khó xử mà con người chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống: chuyện đúng phải làm là gì, liệu chuyện đúng cho mình có làm hại người khác không, làm sao cân bằng giữa công lý và tình thương. Câu chuyện Trong Bụng Ngựa là lời nhắn nhủ rằng chúng ta cần phải mở lòng để hiểu những người xung quanh mình và mọi người khắp nơi trên trái đất.

Ngôn ngữ âm nhạc 

Trong Bụng Ngựa pha trộn ngôn ngữ âm nhạc phương Đông và phương Tây: một ít màu của truyền thống Kabuki Nhật Bản, một ít lối hát Sa Mạc của Việt Nam, và nhạc opera phương Tây hiện đại. Ngoài các yếu tố kỹ thuật kể trên, nhà sáng tác P.Q. Phan muốn vở opera có sự hấp dẫn và lôi cuốn cho đối tượng khán giả bên ngoài vòng hàn lâm. Vì lý do đó, Trong Bụng Ngựa tràn đầy những điệu nhạc gợi cảm và đầy cảm xúc.

Dàn nhạc và phân vai

Về mặt thẩm mỹ, Trong Bụng Ngựa là một vở opera lớn (grand opera) nhưng được dựng như một vở opera thính phòng (chamber opera). Làm như vậy để tác phẩm dễ có cơ hội được dàn dựng lại ở những sân khấu khác. Trong Bụng Ngựa gồm năm Màn, và dàn nhạc thính phòng bao gồm sáo flute, kèn clarinet, một người trình diễn dàn nhạc gõ (nhiều loại trống khác nhau), đàn piano, nhóm bốn đàn dây (string quartet: gồm 2 violin, viola, và bass), và năm vai diễn—hai trong số năm vai này có thể được thay thế bởi dàn hợp xướng. Trong Bụng Ngựa dài 60 phút.

Trong Bụng Ngựa được dàn diễn viên rất phong phú, đa tài trình diễn. Brian Areola đóng vai anh chăn ngựa tên Hùng. Brian từng thủ vai Thiện Sĩ và Nô trong vở opera lớn Câu Chuyện Bà Thị Kính (The Tale of Lady Thị Kính) của tác giả P.Q. Phan. Carl DuPont đóng vai Đại Uý người Nhật tên Hakido. Carl từng đảm nhận vai Lý Trưởng, Sư Cụ, và Mãng Ông trong vở Câu Chuyện Bà Thị Kính. Vợ của Hùng là Mai, sẽ do ca sĩ opera Bích Vân đóng. Bích Vân đã thủ các vai Mẹ Mõ, Sùng Bà, và bạn của Thị Mầu trong Câu Chuyện Bà Thị Kính. Alejandra Martinez và Skyler Schlenker đóng vai dân làng. 

Trong khâu dàn dựng, P.Q. Phan giữ trách nhiệm Đạo diễn sân khấu và Nhạc trưởng là Henry Hao-An Cheng. 

Mục đích và ý nghĩa 

Trong Bụng Ngựa là một đóng góp quan trọng vào kho tàng nhạc opera hiện đại đang thiếu tính đa dạng cả về mặt số lượng và đề tài. Với khuynh hướng phân vai theo đúng sắc tộc của nhân vật như hiện nay, Trong Bụng Ngựa tạo thêm vai và cơ hội cho nhạc sĩ và nghệ sĩ Mỹ gốc Á góp mặt vào lĩnh vực opera.

Trong Bụng Ngựa (What the Horse Eats)
Vở chamber opera gồm 1 Cảnh 5 Màn
Âm nhạc: P.Q. Phan
Tuần bản: Anvi Hoàng & P.Q. Phan
Bối cảnh 
Thời gian: 1945
Nơi chốn: một làng quê ở miền Bắc (nước Việt Nam)
Trình diễn premiere
Ngày 21 tháng 8 năm 2021
Tại Sân khấu Buskirk-Chumley Theater
Thành phố Bloomington, tiểu bang Indiana.

Mua vé: http://bctboxoffice.org/event/what-the-horse-eats/ 

  • Miễn phí khi xem livestream vào 7g tối EST / 4g chiều PST ngày 21 tháng 8 / 6g sáng giờ Việt-Nam ngày 22 tháng 8. Tuy nhiên phải đăng ký và mua vé trên mạng để nhận link xem trực tuyến. 
  • Khán giả không tham dự lúc 4g được có thể mua vé $5 để xem trong vòng 48 tiếng. 

* Nhắn nhủ: bà con nào ở ngoài nước Mỹ không xem trực tiếp ngày 21/8 được vì giờ giấc không thuận tiện, nhưng muốn xem vở opera này thì gởi cho tui: họ + tên + email, trước ngày 6 tháng 8. Tui sẽ gởi link để xem miễn phí trong vòng 48 tiếng.

horse-V