Hiểu sai 4: Cha mẹ nói xen kẻ cả tiếng Việt và tiếng Anh với trẻ thì sau này chúng sẽ nói rành cả 2 thứ tiếng.
Giải thích: thống nhất trong ngôn ngữ dùng với trẻ là điều quan trọng. “Thống nhất” được hiểu như sau: dùng một ngôn ngữ nhất định trong một tình huống nhất định. Ví dụ:
– cha nói tiếng Việt mẹ nói tiếng Anh, hoặc ngược lại;
– qua nhà ngoại thì nói tiếng Việt, qua nhà nội thì nói tiếng Anh – hoặc ngược lại;
– đi nghỉ mát nói tiếng Việt, đi công viên nói tiếng Anh;
– hàng ngày nói tiếng Việt, cuối tuần nói tiếng Anh;
– ở trường nói tiếng Anh, về nhà nói tiếng Việt;
– người nào đặt câu hỏi trước thì được chọn ngôn ngữ;
– gặp khách người Việt nói tiếng Việt, gặp khách Mỹ nói tiếng Anh; vân vân và vân vân.
Tất cả những tình huống này đều do cha mẹ quyết định và sắp đặt với con mình ngay từ đầu.
Trẻ con thường trả lời bằng thứ tiếng mà nó được hỏi. Cho nên khi cha mẹ nói tiếng Việt với trẻ thì đòi hỏi chúng phải trả lời bằng tiếng Việt. Khi cha mẹ nói tiếng Anh với trẻ thì trẻ có thể trả lời bằng tiếng Anh. Như vậy trẻ sẽ có khuynh hướng nói rành cả 2 thứ tiếng. Nếu cha mẹ nói tiếng Việt với trẻ và để cho trẻ trả lời bằng tiếng Anh thì dần dần trẻ sẽ phát triển khả năng nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt như là ngoại ngữ.
Đồng thời, trẻ phát triển trong môi trường 2T nghe cha mẹ nói tiếng Anh và tiếng Việt với nhau, với nhiều người khác nhau, trong những trường hợp khác nhau. Đây là cách chúng sẽ học chuyển đổi qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt tùy theo hoàn cảnh, môi trường.
Hiểu sai 5: Khi trẻ không chịu nói tiếng Việt thì cha mẹ bực mình giận dữ hoặc chuyển sang nói tiếng Anh.
Giải thích: Cũng giống như khi trẻ không chịu ăn cà rốt, rau trái, có nhiều lý do để xem xét tại sao chuyện này xảy ra:
– Lý do tạm thời: trẻ nào cũng có những lúc khó chịu. Trẻ 1T cũng nhiều khi không chịu nói, và từ chối trả lời câu hỏi.
– Cha mẹ phá vỡ quy ước: dùng tiếng Anh ở nhà ngoại (thay vì là tiếng Việt), hoặc nói tiếng Việt ở trường (thay vì là tiếng Anh), v.v…
– Có sự hiện diện của người lạ không biết nói tiếng Việt.
– Trẻ không thích phải “biểu diễn” trước mặt người khác, đặc biệt là do yêu cầu của khách.
– Trẻ đang ở trong giai đoạn cạnh tranh với anh/chị em lớn hơn, hoặc làm như vậy để khẳng định tính cách của mình. Nếu như vậy, thời gian để mọi việc trở lại bình thường dài ngắn là tùy theo từng trẻ.
Hiểu sai 6: Sau khi trẻ 2T bắt đầu đến trường, trong một số trường hợp, cha mẹ tăng cường dùng tiếng Anh ở nhà để trẻ bắt kịp tiếng Anh cùng chúng bạn ở trường.
Giải thích: Theo nghiên cứu mới phát hành năm 2011 trong nhóm trẻ từ 3-7 tuổi nói tiếng Anh-Mễ, tăng cường nói tiếng Anh ở nhà không giúp trẻ phát triển tiếng Anh ở trường mà chỉ làm chậm lại quá trình học tiếng Mễ. Trong khi đó, điều làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên là tăng cường đọc truyện, kể chuyện bằng tiếng Mễ ở nhà giúp trẻ phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của trẻ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ đúng vào mùa hè mà không đúng trong năm học. Họ vẫn chưa giải thích được tại sao như thế.
Bởi vậy mới nói nghiên cứu về vấn đề trẻ 2T nhiều nhưng vẫn chưa đủ.
Suy nghĩ và thách thức cho cha mẹ
Nếu có đầy đủ điều kiện và môi trường thích hợp, trẻ 2T có thể rành cả tiếng Việt và tiếng Anh. Tạo ra một môi trường tiếng Việt phong phú cho trẻ có nhiều cách (ngoài việc cho trẻ đi học các lớp tiếng Việt trong cộng đồng, nếu có): đọc sách tiếng Việt cho trẻ, cho chúng nghe nhạc Việt, tổ chức các nhóm bạn chơi cùng tuổi nói tiếng Việt, xem phim tivi băng đĩa tiếng Việt, đi nghỉ mát và nghỉ hè ở Việt Nam hoặc với gia đình nói tiếng Việt, mời khách nói tiếng Việt đến nhà chơi, chơi các trò chơi bằng tiếng Việt, v.v…
Tất nhiên chuyện gì cũng tốn công cả, lại cũng tùy theo quan điểm của cha mẹ đối với vấn đề tiếng Việt tiếng Anh như thế nào, và liệu cha mẹ có đủ thời gian, kiên nhẫn, công phu, điều kiện để tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ hay không. Trong lúc mưu cầu cuộc sống là vấn đề chính, bỏ bao nhiều thời gian và công sức vào việc dạy trẻ cả tiếng Việt và tiếng Anh là một thách thức không nhỏ cho mỗi gia đình Việt Nam ở Mỹ. Chỉ có bản thân mỗi gia đình mới có thể quyết định thế nào là cân bằng và hợp lý cho gia đình mình. Nhưng trẻ sinh ra trong gia đình gốc Việt có thể nói rành cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh từ lúc lọt lòng. Đây không còn là vấn đề gây tranh cãi nữa. Vấn đề cần tranh cãi là tại sao có quá nhiều trẻ sinh ra hoặc lớn lên trong gia đình gốc Việt mà chỉ biết nói tiếng Anh, đến lúc trưởng thành lại phải đi học tiếng Việt. Đây là một chuyện hoàn toàn khác và đáng được nghiên cứu.
Xem Kỳ 1.
—————
Tham khảo:
– Language and Literacy Development in Bilingual Settings, edited by Aydin Yucesan Durgunoglu & Claude Goldenberg.
– An Introduction to Bilingual Development, by Annick De Houwer.
– The Bilingual Family: A Handbook for Parents, by Edith Harding-Esch & Philip Riley
Thanks, oddznns. I did the research to satisfy my own curiosity and was glad to find something useful.
You are so right about this Anvi. I’m Singaporean, English and Chinese speaking. My husband is Vietnamese. From the time my daughter was 6 and my son 1, we lived in Singapore with very few Vietnamese speaking people. Still, our son and daughter speak Vietnamese, grammatically and in full sentences. All our Vietnamese relatives will tell you that they have better accents than I do! Why? All because my husband spoke only Vietnamese to them from the time they were born. No matter where we were in the world, when they turned to speak to him, it was always in grammatically correct Southern Vietnamese. Thanks for providing the academic validation to our practices.