Sàn(G) Chữ Việtnam 300
Đi ra chợ gặp bà cụ già, da mồi nhăn nheo, tóc bạc lơ thơ, ngồi bệt dưới đất bán xôi, người qua lại ai cũng thấy thương, mua xôi rồi cho thêm tiền.
Đi ra ngoài đường gặp ông cụ già, hóm hém, lom khom, bán vé số, ai thấy cũng động lòng, mua vé số cho.
Đây là những hành động thể hiện khái niệm mà người Việtnam nào cũng hiểu: làm phước.
Có học hay không có học, có bằng cấp hay không bằng cấp, có ít tiền hoặc nhiều tiền, người Việtnam ai cũng làm phước hoặc làm từ thiện được, theo phương châm ‘có ít cho ít có nhiều cho nhiều’. Cả mấy trăm năm thậm chí cả ngàn năm, người Việtnam đã làm như thế.
Về mặt cá nhân không nói gì, ai cũng có quyền sống theo ý mình. Nhưng về mặt ‘ích nước lợi nhà’ thì sao? Những việc ai cũng làm được, những việc dễ làm, bao nhiêu người đã làm rồi, có học hay không, có bằng cấp hay không. Nhưng trên đời phải có người làm việc dễ, và có người làm việc khó, mới là cân bằng. Vậy những người đã bỏ công học lấy bằng đại học, hoặc bỏ thêm bao nhiêu công sức/ tiền bạc lấy thêm cái bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, để làm gì? Ngoài việc thoả chí cá nhân, liệu những người này có nên chọn làm những chuyện khó khăn hơn, vốn dĩ thường ít người làm hơn, để giúp đời nhiều hơn hay không?
Cuối cùng, mỗi người sống sao là quyền của họ. Chẳng may ai còn thừa một chút năng lượng cộng, muốn gánh chút hoạt động xã hội, hỏi chăng nên chọn việc nào làm?
Ừ, khó chứ. Bởi vậy mới đặt câu hỏi, để chia sẻ, để suy nghĩ.
8 tỉ người trên đời, là 8 tỉ con đường đi khác nhau trên đời.
vấn đề không phải là đúng-sai, hay-dở. tất cả đều là sự lựa chọn.
Thật ra vấn đề này cũng khó nói á Vi. Thói quen của người Việt là người ta song nhiều tình cảm. Vi nói đúng là nếu cứ làm vậy thì không có động lực phát triển, nhưng rõ rang nếu thấy người khó khan hơn, già cả …. thì mình phải hay giúp Chứ mình cũng chưa nghĩ được sâu hơn là điều đó nó ảnh hưởng đến sự phấn đấu của người ta. hihihi H thấy vậy á.