Vở opera “Chuyện Bà Thị Kính” của nhà soạn nhạc P.Q. Phan được sáng tác dựa theo “Quan Âm Thị Kính” và sẽ được mở màn tại trường nhạc Jacobs School of Muisc ở Trường Đại Hoạc Indiana University vào tháng 1 năm 2014. Dàn dựng trên sân khấu lớn kiểu phương Tây nhưng “Chuyện Bà Thị Kính” vẫn giữ được những nét đặc sắc của vở chèo “Quan Âm Thị Kính” – đó là ngôn ngữ bình dân sắc sảo.
Đọc tuần bản của “Chuyện Bà Thị Kính”, người ta không khỏi khâm phục những sáng tạo đặc sắc và tinh tế trong ngôn ngữ của các nhân vật. Ngôn ngữ sâu sắc đó rải rác khắp trong tác phẩm. Hãy nghe Mãng Ông “khoe của” khi ông xuất hiện lần đầu:
Nhà tôi giàu giảu giàu giàu
Xém mười trâu đầy một chục.
Lợn thì nhung nhúc
Kém mười chục đầy một trăm.
Gà chạy lăng xăng
Kém mười lăm con đầy chục rưỡi.
Trong túi rỗng tuếch, thế mà Mãng Ông lại có thể “nói không thành có” một cách dí dỏm và thông minh đến như vậy.
Không những dí dỏm, ngôn ngữ của “Chuyện Bà Thị Kính” còn rất tinh tế. Giáo Sư (GS.) P.Q. Phan cho rằng ngôn ngữ của vở opera vô cũng thông minh, lại hay chơi chữ mang nghĩa đôi. Một ví dụ anh rất thích lúc Thiện Sĩ sang nhà Mãng Ông cầu hôn, chàng thư sinh nói với Mãng Ông: “Vậy con đến để trần duyên sự. / Văn thanh nhà cụ sinh nàng thục nữ, / Vậy con xin bán tử hầu người”. Mãng Ông nghe thế liền bảo: “Anh trần duyên sự chi mà lạ vậy? tôi bằng này tuổi còn thiếu gì cái chết mà anh lại sang bán tử, sang bán cái chết cho tôi à?”
Ý Thiện Sĩ muốn “bán tử” là sang làm con rễ Mãng Ông, trong khi Mãng Ông thì cố tình chế diễu học trò như Thiện Sĩ muốn khoe chữ: “tử” là “con”, “tử” cũng là “chết” – xem ai hơn ai! Ngoài ra, đoạn Mãng Ông trả lời lại dùng văn xuôi thay vì là thơ, không thống nhất với thể loại văn của toàn bộ câu chuyện, cho thấy đây là phần được người dân quê thêm vào để gây cười. Nếu là do nhà nho viết thì đã không bỡn Thiện Sĩ như thế (*).
Vậy là dựa vào những phần được xem là thêm vào trong Quan Âm Thị Kính nhằm mục đích giải trí và thư giãn cho người dân quê, một phần tính lôi cuốn trong Quan Âm Thị Kính là dựa vào chất hài phát ra qua ngôn ngữ bình dân gắn chặt với đời sống bình thường của người nông dân Việt Nam. Có thể nói tác giả dân quê của Quan Âm Thị Kính có tài dựa vào đất “rồng” mà biến – ngôn ngữ càng gần đất thì càng bám rễ chặt vào lòng dân. Vậy nên Quan Âm Thị Kính có sức phổ biến và tồn tại lâu đời cho đến ngày nay. Việc “Chuyện Bà Thị Kính” được dàn dựng và trình diễn một cách quy mô và chuyên nghiệp trên sấu Mỹ sẽ là một bước tiếp theo trong quá trình bảo tồn và phổ biến tiếng tăm của vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.
(*) Anvi Hoàng. Phỏng vấn với GS P.Q. Phan. 10/09/2011.