Quá trình dàn dựng vở opera Chuyện Bà Thị KínhThe Tale of Lady Thị Kính

material-0
© Anvi Hoàng

—– Read the English version —–

Photos by Anvi Hoàng 

Tôi ngán ngẩm mỗi khi nghĩ đến chuyện phải lôi thân mình ra khỏi nhà trong thời tiết lạnh lẽo 20°F (-6°C) thế này để đến xưởng.

Nhưng tôi mừng là mình đã đi. Lần nào cũng thế.

Tôi không tài nào biết trước mình sẽ tìm thấy những câu chuyện gì ở đó, hoặc là về kim loại, về gỗ, về tre, các sợi dây, mút (foam), nhựa ống, vân vân.

Có một điều gì đó dường như có sức hút không cưỡng lại được phát ra từ những con người trong xưởng, những người nghệ sĩ làm việc với các vật liệu thường ngày.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta ngày nay đã quên mất niềm vui thánh thiện trong việc nhúng đôi tay trần của mình vào mớ vật liệu để sáng tạo.

Tại nhà hát opera IU, có một sự tốt lành ở đó. Có sự trong sạch. Có sự đơn giản. Có sự chân chất và nhạy cảm.

Tôi chỉ biết rằng mỗi lần tôi bước chân ra khỏi xưởng, tinh thần tôi sảng khoái.

Lần nào như lần nấy không sai.

Vật liệu hàng ngày:

material-2

material-3
Mút (nhựa xốp) và thép.

material-4

Sàn nhà

Cô Alissia Lauer (hay Alissia Garabrant), Giám Đốc Kỹ Thuật, chia sàn nhà rộng thành nhiều phần nhỏ để đóng ván, trong bản vẽ. Anh Andrew Hastings, Thợ Mộc Sân Khấu của Xưởng Gỗ, đóng 40 tấm ván sàn với kích cỡ như nhau thế này:

floor-00

Còn anh Ken D’Eliso thì đóng những tấm sàn có hình dạng khác thường hơn. Sau đó tất cả chúng được ghép lại với nhau trên sân khấu, chứ đóng một tấm thật lớn thì không thể bê từ trên xưởng xuống sân khấu được, cũng không vào kho được. Trong hình là một vài tấm sàn and Ken đóng:

floor-0

Rồi tất cả chúng được sơn một lớp sơn trắng, rồi lớp sơn màu xám thứ hai:

floor-2

Rồi người ta phải tạo ra bề mặt cho chúng. Trong hình Lynne Glyck (sinh viên khoa Hóa) đang tạo ra bề mặt nhám cho sàn:

floor-3

Nhìn gần:

floor-4

Sản phẩm sau cùng nhìn thế này đây:

floor-5

Đó chỉ là cái sàn nhà thôi đấy!

Các bức tường

Bức tường cao 3 mét và dài 5-7 mét thì làm sao di chuyển từ chỗ này qua chỗ kia và làm sao cất vào kho! Do đó Giám Đốc Kỹ Thuật Allisa Lauer chia nhỏ bức tường thành nhiều phần. Anh Ken D’Eliso đóng hàng chục mẩu bức tường như thế:

wall-1 wall-2

Mặt trước của phần bức tường cong:

wall-3

Sau khi tường gỗ được đóng xong nó được chuyển sang xưởng sơn. Quá trình tạo hình tiếp tục diễn ra. Nhiều miếng mút với hình dạng khác nhau được cắt rồi để nằm trên bề mặt tường:

wall-4

Brendon Marsh (sinh viên thạc sĩ ngành thanh nhạc) đang tạo bề mặt cho bức tường:

wall-5a

Một khi tạo được bề mặt như ý (hình trên), các miếng mút được dán vào tường gỗ, rồi người ta dán một lớp vải mút-xơ-lin màu xanh mỏng lên trên (hình dưới):

wall-6

Sau đó đắp lên trên lớp vải nhiều lớp sơn để tạo bề mặt gồ ghề giống đá (hình trên). Sau đó là quét sơn và/hoặc phun sơn màu lên bề mặt đó để tạo ra màu xám xám đen đen như đá (hình dưới):

wall-7

Bức tường đá đã hoàn thành nhìn như thế này:

wall-8

Tấm hình này rất đặc biệt, ở chỗ tôi đã có mặt đúng lúc để nhìn thấy người ta chuyển bức tường từ xưởng xuống sân khấu. Các bạn có thấy bức tường đó cao ít nhất gấp hai các sinh viên Mỹ không?

wall-9

Và không gian chứa họ và bức tường là gì bạn biết không? Đó là cái thang máy khổng lồ để chuyên chở chúng đấy. Thang máy này chạy rất chậm, chậm gấp 3-4 lần thang máy bình thường.

Tấm phông cảnh Niết Bàn

Bàn tay đấy để làm gì? Ồ, chỉ là anh Andrew Hastings đang miêu tả anh phải lau sạch thanh thép trước (trái) rồi mới cưa nó (phải):

nirvana-1

Rồi mài dũa cho láng:

nirvana-3

Hình vết cưa trước và sau khi mài:

nirvana-2

Sau đó anh Andrew hàn các thanh thép lại với nhau để làm ra một cái khung. Vì cái khung lớn nên phải kẹp các thanh thép dài như thế này, để giữ cho chúng thẳng:

nirvana-4

Rồi đóng khung thép đó vào tấm ván lớn. Để ý cuộn thước đo màu vàng nhỏ xíu trên tấm ván và anh Andrew cũng ‘nhỏ bé’ ở đằng xa, để thấy được là tấm ván lớn cỡ nào:

nirvana-5

Sau đó anh cưa phần gỗ dư bên trong đi để cho cái khung không quá nặng:

nirvana-6

Tổng cộng phải cần 5 cái khung như thế với hình dạng và kích thước khác nhau. Sau đó ghép chúng lại với nhau thành một khung khổng lồ để làm giá đỡ cho tấm phông có hình dạng khác thường dài 16 mét. Trong hình, ông Don Geyra đang vẽ tấm phông khổng lồ đó:

nirvana-7

Cái khung với bề dài 16 mét cần được chia làm 5 phần cũng chỉ vì lý do di chuyển và cất giữ. Còn tấm phông bằng vải thì có thể cuộn lại được. Các bạn có thấy tấm phông thật to không? Xem lại một nữa nhé:

nirvana-8

Tấm phông sợi nhám

Một mớ tấm lưới sợi được mua từ tiệm vì có chất sợi và màu sắc đúng ý:

texture-1 texture-1b

Lynne Glyck (sinh viên khoa Hóa), và cô Gwen Law (Trợ lý Xưởng Sơn và Đồ Dùng Sân Khấu) – cũng là người chịu trách nhiệm tạo ra tấm phông, đang cẩn thận gỡ từng sợi đay từ tấm lưới dài:

texture-2

Sắp xong rồi…

texture-3

Từng sợi từng sợi một. Cuối cùng mớ sợi tách rời đã sẵn sàng để dùng:

texture-4

Tấm phông này có bề mặt nhám đặc biệt. Cô Gwen Law tạo ra bề mặt đó bằng cách dán các sợi đay vào tấm phông vải:

texture-5

texture-5b

Từ hình mẫu… đến phông thật trên sàn nhà là đây:

texture-6

Tấm phông này có sợi nhám và dài 20 mét. Một tấm đã làm xong và treo lên, còn tấm thứ hai đang được làm. Các bạn có thấy người đứng dưới chân tấm phông nhỏ xíu không:

texture-7

Tượng Phật

Brendon Marsh (sinh viên thạc sĩ ngành thanh nhạc) và Eva Mahan-Taylor (nhân viên bán thời gian) đang sơn mấy cái bệ của tượng:

statue-1 statue-2

Tượng do anh Mark Smith, Giám Đốc Xưởng Sơn và Đồ Dùng Sân Khấu, chịu trách nhiệm khắc đẽo và hoàn thành. Hãy đoán xem vật liệu điêu khắc là gì? – Là mút (nhựa xốp) đấy!

statue-3

Có lõi là gỗ ván ép:

statue-4 statue-5

Để tạo khuôn mặt tượng, anh Mark Smith tạc một cái mặt bằng đất sét trước, rồi làm một cái khuôn cho cái mặt đó. Sau đó anh lần lượt đổ nhựa vào khuôn để có 3 khuôn mặt cho 3 bức tượng:

statue-6

Các tượng Phật ngồi này cao hơn 1 mét:

statue-7

Sau khi tượng được đắp một lớp hóa chất hỗn hợp sơn dày, chúng được sơn màu. Các bạn có thấy lớp sơn vàng óng ánh làm cho các bức tượng sống động hẳn lên:

statue-8

Tôi không còn từ nào khác ngoài từ “tuyệt vời” để miêu tả.

********

Nói chung, tôi bỏ qua một vài công đoạn, nhưng như trên cũng đủ để các bạn hình dung ra các quá trình sáng tạo. Trong hàng trăm khâu sáng tạo như thế này diễn ra trong “Xưởng Gỗ” và “Xưởng Sơn và Đồ Dùng Sân Khấu”, tôi ghi lại được nhiều lắm, nhưng không thể kể ra đây hết được. Phải dừng lại ở một điểm nào đấy, chứ không thì không bao giờ chấm dứt được.

Chỉ cần nhớ rằng mỗi một chi tiết các bạn nhìn thấy trên sân khấu đều là được suy nghĩ tới, tính toán, cưa cắt, tạo hình, vân vân, bởi các nghệ nhân trong xưởng, ngay tại Nhà Hát Opera IU này. Và người thiết kế phông cảnh cho Chuyện Bà Thị Kính là nhà thiết kế cảnh Erhard Rom.

Chúc các bạn xem opera vui nhé! À, mà trước khi chấm dứt, đây là vài tấm hình ‘bonus’ cho các bạn. Một là về tấm phông ‘xanh’, hai là về tấm phông ‘kết’ (finale)!

Hình vẽ tấm phông ‘xanh’ của nhà thiết kế Erhard Rom:

drop-3

Phông đang được vẽ tại xưởng của Nhà Hát Opera IU ở Bloomington, Indiana:

drop-4

Hình vẽ tấm phông ‘kết’ của nhà thiết kế Erhard Rom:

drop-1

Phông đang được vẽ tại xưởng của Nhà Hát Opera IU ở Bloomington, Indiana:

drop-2

Nên biết rằng: IU Opera là tổ chức giáo dục duy nhất ở Mỹ thực hiện 6 vở opera mỗi năm, và vở nào cũng quy mô như thế này. Có nhiều công ty opera chuyên nghiệp trong nước Mỹ mỗi năm chỉ dựng 3 vở opera thôi và quy mô cũng nhỏ hơn tại IU Opera. Tôi nói không chán về sự thật này.

Bây giờ các bạn đi mua vé xem opera đi nhé!

© 2014 Anvi Hoàng

–> Đọc bài tiếng Anh 

–> Trở về Loạt bài Quá trình dàn dựng

poster-0