Sàn(G) Chữ Việtnam 300

Hơn chục năm qua nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục, nhà văn khắp nước Mỹ đã viết báo, biểu tình và phản đối—như ở Madision, Saint Paul, San Francisco—việc trình diễn vở musical Miss Saigon. Lý do chính: vì nó thể hiện thành kiến và tư tưởng phân biệt sắc tộc của người da trắng đối với người châu Á. Qua lời các bài hát trong sô, người xem có thể thấy rất rõ những định kiến trên: rằng đàn bà châu Á chỉ là món hàng tình dục để mua bán, đàn ông châu Á thì yếu đuối, và đàn ông da trắng là anh hùng cứu mạng. Lời phê bình cụ thể thường nghe thấy khắp nơi là: “toàn thành kiến về sắc tộc”, “nhân vật nông cạn”, “đối thoại ngu xuẩn”. 

Đối với những người biết nhiều hơn về âm nhạc đặc biệt là opera, lời chỉ trích đầu tiên là: Miss Saigon cóp cốt truyện từ vở opera Madame Butterfly. Trớ trêu thay, những năm gần đây, nhiều nơi và nhiều trường đã bắt đầu phong trào đòi bỏ không trình diễn Madame Butterfly nữa! Vì vở này cũng là sản phẩm của “phân biệt sắc tộc, thực dân, và lỗi thời”.

Tóm lại, hai sô trên đều mô tả sự bóc lột của phương Tây nói chung và bóc lột tình dục nói riêng đối với những người yếu thế (gái điếm 19 tuổi và geisha 15 tuổi), đều rặc thành kiến và “những ý tưởng rập khuôn dốt nát về các nước khác”, đều là sản phẩm của thực dân imperialism.

Vậy thì: Những người châu Á ủng hộ Miss Saigon có rơi vào trường hợp: “Người da trắng chửi mình mà mình không biết”? Hay mình nể mặt để bị chửi?

Tham khảo:

A Vietnamese American Protest Organizer’s History Against Miss Saigon
What’s Wrong With Miss Saigon?
Why Asian-American Artists And Activists Are Protesting The Ordway’s Production Of Miss Sài Gòn
Lyrics of Miss Saigon
Sex, betrayal, suicide: is Madama Butterfly too sordid to stage today?
Opera expert says Puccini’s Butterfly is ‘racist’