
Khi tui nhìn tiếng Việt không dấu,
Tui thấy những khả năng của nghĩa.
Và sự chắc chắn mờ đi, thậm chí bị tẩy sạch.
Và sự bực bội rõ dần.
Và trò chơi quyền lực trong hơi thở, giữa những con chữ.
Nếu may mắn, tui đoán trúng. Thường khi, đoán giỏi cách mấy cũng chỉ 10-50%. Thật bực mình. Sao tui phải đoán tiếng mẹ đẻ chứ. Đó là chưa kể nhiều trường hợp, giữa cái đoán và cái đúng là sự lố bịch, quái đản.
Ví dụ, dam dang có thể là ‘đảm đang’ hoặc ‘dâm đãng’. Đoán sai 50% coi như tiêu tùng.
Những cái tên còn rắc rối hơn.
Trong một bản tin tiếng Anh, tui thấy cái tên Ba Tu. Tui vò đầu bức tóc đoán: Bá Tư, Bá Từ, Bá Tự, Bá Tú? Hay Bá Tứ? Hay Ba Tử? v.v. Thậm chí Ba Tu? Ai mà đoán được. Tên riêng mà, có thể rất khác thường. Cách duy nhất để khẳng định cái tên là tìm trong tin tức tiếng Việt. Thiệt khổ!
Ngày nay, gõ tiếng Việt có dấu là chuyện dễ dàng. Tại sao phải hành hạ tui vậy? Tui đọc bản tin tiếng Anh rồi. Vậy chưa đủ sao? Giờ phải cực khổ kiếm cái tên đúng?
Người nước ngoài không quan tâm tiếng Việt có dấu hay không. Người Việt-Nam như tui thì rất quan tâm chuyện này. Không có dấu, chúng ta đọc tiếng Việt như người nước ngoài nói ngọng. Đây không phải là cách nói tiếng mẹ đẻ.
Tui hỏi: Khi bạn dùng tiếng Việt không dấu, bạn muốn phục vụ ai? Bạn quen suy nghĩ phải làm vừa lòng (người nào đó mà bạn hình dung trong đầu) đến vậy sao?
(299 chữ)
.
.
.
A losing game
When I look at Vietnamese words without diacritics,
I see the possibilities in meaning.
And certainty is blurred, even erased.
And frustration enhanced.
And the game of power lurking beneath the breath, in between the words.
If I’m lucky, I can second guess correctly. Most other times, my best guess ranges from ten percent to fifty percent at most. That’s very frustrating. I should not have to second guess my mother-tongue. Not to mention it could be ridiculous, and sometimes outright outrageous.
For example: dam dang could mean ‘resourceful’ (đảm đang) or ‘promiscuous’ (dâm đãng). You can see that a fifty-percent-chance guess in this case is very risky.
Names are more tricky.
I recently came across the name Ba Tu in an English-language article. I tore my hair out with the guessing game. Is it Bá Tư, Bá Từ, Bá Tự, or Bá Tú? Or Bá Tứ? Or Ba Tử? Etc. Or just as it is: Ba Tu? Who can guess? It’s a proper name and can be anything, especially something out of the ordinary. The only way to confirm its correct version is to search for this name in Vietnamese news. Really?
Technically, typing Vietnamese with diacritics is a piece of cake today. Why tortured me like this? I already read the English article. Shouldn’t that be enough? Now I have to jump through hoops to double check a name so I can pronounce it properly?
Non-Vietnamese don’t care whether Vietnamese has diacritics or not. Vietnamese like me do, a lot. Without them, we say the words like foreigners. It’s not how one speaks their native language.
My question: When you use Vietnamese without diacritics, who are you serving? Are you that conditioned to please (whoever you have in mind)?
(296 words)